Cách Tính Độ Dốc Mái Ngói

Màu ngói đen từ Fuji Việt Nam
Độ dốc mái ngói thường có thông số kỹ thuật lớn hơn so với mái tôn và các loại mái khác. Vậy độ dốc mái ngói hợp lý là bao nhiêu? Cách tính chi tiết như thế nào?

Vì sao cần tính độ dốc mái ngói lợp lý?

Bên cạnh việc thực hiện đúng quy trình thi công lợp nhà bằng ngói, các thông số kỹ thuật của độ dốc mái ngói cũng phải có độ chính xác cao. Dộ dốc mái hợp lý vừa đáp ứng tốt công năng và sự an toàn, vừa đem lại tính thẩm mỹ cho công trình.

Đảm bảo tính thẩm mỹ

Để có cấu trúc hài hòa, khâu thi công cần đo lường, xác định đúng hình dáng, phong cách thiết kế mái ngói của căn nhà. Ngoài ra, với những loại hình kiến trúc tiêu biểu như mái nhà Thái, mái nhật hay Châu Âu… tỷ lệ chuẩn của độ dốc của mái ngói sẽ thể hiện chính xác tinh thần mà phong cách ngôi nhà hướng đến.
hinh anh do doc mai ngoi hop ly la bao nhieu huong dan cach chi tiet so 1

Đảm bảo sự an toàn

Độ thoát nước mưa sẽ phụ thuộc trực tiếp vào tỷ lệ dốc mái nhà. Vì thế, việc tính toán và thi công theo tỷ lệ độ dốc mái ngói hợp lý sẽ giúp quá trình thoát nước diễn ra nhanh chóng, hạn chế tính trạng tù đọng nước, ẩm mốc và bong tróc lớp sơn tường

Kéo dài tuổi thọ công trình

Việc thiết kế mái đúng tiêu chuẩn về độ dốc sẽ giúp tăng tuổi thọ của ngôi nhà. Điều này đảm bảo giá trị sử dụng của ngôi nhà, hạn chế vấn đề phát sinh từ phần mái nhà.

Độ dốc mái ngói tối thiểu là bao nhiêu?

Độ dốc tối thiểu của mái ngói phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ vàng – tỷ lệ giữa 2 cạnh góc vuông của tam giác và dao động từ 25 đến 45 độ.
Áp dụng tỷ lệ này, mái ngói sẽ có độ dốc vừa phải, không quá cao nhằm đảm bảo an toàn khi thi công. Trường hợp thiết kế mái nhà không đạt tỷ lệ chuẩn sẽ gây tốn kém chi phí mua nguyên vật liệu và ảnh hưởng tới diện tích sử dụng. Không chỉ vậy, mái nhà quá dốc cũng sẽ gây nhiều trở ngại, khó khăn trong quá trình xây dựng.
Bên cạnh đó, tính thẩm mỹ của ngôi nhà và độ thoát nước trên mái nhà cũng không được đảm bảo nếu độ dốc mái không đáp ứng tỷ lệ vàng.
Tỷ lệ độ dốc mái ngói cụ thể như sau:
  • Mái ngói âm dương: 25 độ (khoảng 40%)
  • Mái ngói nhật: 25 độ (khoảng 40%)
  • Mái ngói thái: 25 độ (khoảng 40%)
  • Mái ngói Việt Nam, mái ngói móc, mái ngói vảy cá vuông, mái ngói dẹt: 35-60 độ.
  • Mái ngói xi măng: 45 – 75 độ
Thực tế, độ dốc mái càng lớn, việc lợp ngói sẽ đảm bảo hơn. Vì vậy, độ dốc mái ngói tối thiểu nên được thiết kế từ 25 độ trở lên.
Thiết kế độ dốc nên thấp hơn khi ngói lợp có gờ chắn nước và rãnh sâu theo chiều ngang. Tuy nhiên, những căn nhà nằm ở khu vực thường xuyên xảy ra mưa lớn, dông lốc không nên lợp ngói có gờ chắn này mà cần xem xét lựa chọn các loại ngói phù hợp khác.
hinh anh do doc mai ngoi hop ly la bao nhieu huong dan cach chi tiet so 2
Công thức tính độ dốc mái ngói
Để đảm bảo được sự an toàn, tính thẩm mỹ và hạn chế nước mưa thấm ngược lại tường căn nhà, cách tính độ dốc mái ngói cần tuân theo công thức sau:
  • Công thức tính độ dốc mái ngói theo độ (độ)
m = H/L = tan (α) 
  • Công thức tính độ dốc mái ngói theo phần trăm (%)
i% = m*100% = H/L*100%
Trong đó: 
  • Góc α = arctan (m)
  • α: độ dốc
  • H: độ cao mái
  • L: 1/2 độ rộng mái.

Một số lưu ý về tỷ lệ dốc của mái ngói

Một số vấn đề cần lưu ý khi triển khai các hoạt động thi công độ dốc mái ngói bao gồm:
  • Những sản phẩm ngói xi măng, ngói có gờ chắn ngang cần tính độ dốc mái ngói thấp hơn các loại khác.
  • Lựa chọn vật liệu mái ngói có độ dốc phù hợp với điều kiện thời tiết nơi thi công.
  • Độ dốc mái càng lớn thì lợp ngói càng an toàn, do đó, độ dốc mái ngói tiêu chuẩn là trên 20 độ. Độ dốc của mái nhỏ hơn 20 độ sẽ khiến chất lượng công trình bị ảnh hưởng, nhanh xuống cấp.
  • Các trường hợp không cho phép tỷ lệ độ dốc cao nên tham khảo kinh ngiệm gắn miếng dán tôn chống dột hoặc chồng mí để đảm bảo an toàn khi mưa giông xảy ra.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp trả lời câu hỏi “Độ dốc mái ngói hợp lý là bao nhiêu?” và cách tính tỷ lệ chuẩn xác.