Ngói Fuji Có An Toàn Với Sức Khỏe Con Người Không?
21 Th8
Ngói Fuji Có An Toàn Với Sức Khỏe Con Người Không?
𝐅𝐮𝐣𝐢 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 sử dụng phương pháp sơn Ceramic nhiều lớp, giúp tăng độ bền màu, tăng độ bám dính của sơn, giảm hiện tượng nứt bề mặt sơn phủ.
Hiện tại, công ty đang sử dụng phương pháp sơn 3 lớp, gồm có:
Lớp sơn lót: Lớp sơn kháng kiềm ngăn cản sự xâm nhập của kiềm phát sinh từ ngói mộc tới bề mặt sơn. Tạo một lớp sơn mỏng lấp đầy các lỗ trống bao phủ toàn bề mặt ngói ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp giữa bề mặt ngói và các lớp sơn còn lại.
Lớp sơn nền: Là lớp sơn dày nhất, là lớp sơn trung gian đảm bảo độ kín khít hoàn toàn ở các lỗ trống trên bề mặt ngói tạo độ bóng nhẵn cho sản phẩm, tạo độ bám dính cho lớp sơn tiếp (lớp sơn phủ).
Lớp sơn phủ: Lớp sơn phủ ceramic là lớp sơn tạo màu chính sử dụng loại sơn ceramic nhập từ công ty 𝗙𝘂𝗷𝗶 𝗦𝗹𝗮𝘁𝗲 𝗡𝗵𝗮̣̂𝘁 𝗕𝗮̉𝗻, là loại sơn cao cấp nhất trên thị trường sơn ngói màu hiện nay. Ở đó, sơn được bổ sung thêm những chất vô cơ đặc biệt giúp cho các phân tử sơn liên kết lại chặt chẽ với nhau sau khi nước đã bay hơi khỏi bề mặt ngói.Giúp ngói có độ bóng cao, độ bám sơn tốt hơn sơn của các loại ngói màu trên thị trường hiện nay.
– 100% sơn mà 𝐅𝐮𝐣𝐢 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 sử dụng được nhập khẩu từ công ty 𝐃𝐀𝐈 𝐍𝐈𝐏𝐏𝐎𝐍 của Nhật Bản. Dòng sơn nước này được DAI NIPPON gọi là 𝐒𝐀̉𝐍 𝐏𝐇𝐀̂̉𝐌 𝐗𝐀𝐍𝐇 cho ngói lợp và có các giấy tờ chứng nhận của các nhà khoa học, các viện nghiên cứu về sự thân thiện với môi trường và con người.
– Trong sản xuất ngói xi măng thông thường sử dụng sợi Amiang vì chúng có khả năng bám dính các hạt xi măng. Bản chất Amiang là sợi có kích thước nhỏ d≈0.05µm, khả năng xâm nhập vào cở thể đặc biệt là hệ hô hấp là rất cao. Amiang bền trong môi trường nên có thể tồn tại hầu như vĩnh viễn trong môi trường từ các nguồn thải. Các tổ chức khoa học, y tế thế giới luôn khuyến cáo và đã chứng minh về khả năng gây độc tới cơ thể con người như việc gây ra các bệnh ung thư và đặc biệt là ung thư phổi. Ngói Fuji không sử dụng sợi Amiang trong sản xuất ngói Fuji mà thay thể bằng sợi PVA Kuralon.
Với sợi PVA là sợi Polyme hoàn toàn không gây hại tới con người. Bản chất sợi PVA không phải là sợi hô hấp nên rất ít có khả năng xâp nhập vào hệ hô hấp của con người.– Các nhà khoa học đưa ra 3 tiêu chí để đánh giá độc tính của sợn gồm: kích thước sợi, liều lượng hít vào và sự tồn lưu của sợi trong cơ thể.
– Về mặt kích thước, một vật thể được coi là sợi hô hấp nếu thỏa mãn đồng thời cả 3 điều kiện: d<3µm, chiều dài l>5µm và tỉ lệ l/d>3. Sợi PVA có đường kính tương đồi lớn d=12÷20µm nên khả năng xâm nhập vào cơ quan hô hấp là rất khó xảy ra. Sợi RECS7 đang sử dụng có chiều dài l=6mm, đường kính d≈25µm. Sợi PVA đã được các nhà khoa học chứng minh về độ an toàn với sức con người, không tồn lưu trong cơ thể. Hiện nay, ở các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản… sợi PVA được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp vì sự an toàn của nó.
Với độ an toàn của các nguyên vật liệu cấu thành ngói 𝐅𝐮𝐣𝐢 khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Sơn xanh của ngói Fuji Việt Nam
Khuyến cáo
Tuy ngói Fuji thân thiện với môi trường như vậy nhưng 𝐅𝐮𝐣𝐢 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 khuyến cáo người dân không nên sử dụng nước mưa để sử dụng vì một số nguyên nhân sau:
– Nước mưa tự nhiên trước đây vốn được xem là nước sạch, vô hại. Nhưng cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, sự xuống cấp của môi trường khí quyển khiến chất lượng nước mưa sụt giảm nghiêm trọng. Nước mưa rơi xuống cuốn theo vô vàn tạp chất ô nhiễm, hòa tan khí độc, trở thành mối nguy hại cho sức khỏe con người khi sử dụng nước mưa cho các hoạt động đời sống.
– Tính axit trong nước mưa dễ gây các bệnh dị ứng, mẩn ngứa, nấm da, gây hại cho hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và các hệ cơ quan. Dù là sống ở gần các khu công nghiệp, thành phố hay nông thôn thì việc sử dụng nước mưa phải rất cần được lưu ý!