Cấu tạo mái ngói dạng khung kèo
Chi tiết cấu tạo của mái ngói loại kết cấu khung kèo gồm có những bộ phận như sau:
- Tường thu hồi
- Vì kèo
- Hệ thống giằng
- Hệ xà gồ
- Cầu phong
- Lito
- Ngói lợp
Căn cứ vào yêu cầu, hiện nay có 5 loại kết cấu mái ngói thông dụng nhất. Và qua phân tích đã cho thấy rằng đây là các kiểu kết cấu thi công phù hợp nhất.
Kết cấu mái ngói kèo thép
Ngày nay, ngoài việc dùng hệ vì kèo gỗ truyền thống, nhiều công trình còn được sử dụng hệ khung kèo thép với rui mè bằng sắt hộp hay hệ khung kèo thép nhẹ. Những nhà thầu thường sử dụng loại kèo 2 lớp hoặc 3 lớp khi thi công.
Đây là loại kết cấu truyền thống có cấu tạo mái lợp ngói phức tạp, dùng trong thi công nhà ở từ rất lâu và thường được ứng dụng để thi công các công trình lợp mái bằng ngói đất nung hoặc ngói xi măng màu.
Cấu tạo của kết cấu mái ngói kèo thép gồm có 4 lớp: Vì kèo, xà gồ, cầu phong và li tô.
- Vì kèo: hệ giàn mái khung kèo thép mạ kẽm, có trọng lượng nhẹ.
- Xà gồ: dùng loại thép hộp 4cm x 8cm, 5cm x 10cm, khoảng cách từ 1m đến 1,5m (kích thước phụ thuộc vào khoảng cách giữa những vì kèo).
- Cầu phong: Dùng sắt hộp 3cm x 6cm, 4cm x 8cm.
- Li tô: Dùng sắt 3cm x 3cm.
Mái ngói kèo bê tông
Ưu điểm
- Kiên cố, không cần bổ trợ bất kỳ một phương pháp gia cố nào khác.
- Tuổi thọ cao, một mái bê tông tốt sử dụng được đến cả trăm năm.
- Bề mặt liên tục, điều này sẽ rất tốt đối với mái ngói bitum phủ đá.
- Có thể thi công tạo dáng thành nhiều hình thù mái khác nhau.
Nhược điểm
- Quá nặng, gia tăng chi phí kết cấu đỡ phía dưới.
- Chi phí cho bản thân nền mái bê tông bị nâng khá cao.
- Bình thường bê tông được trộn tại công trình. Do vậy cần tính toán chính xác để tránh tình trạng bê tông kém chất lượng. Khi đó việc bảo trì sẽ rất tốn kém.
- Vì bê tông có đá, đinh chuyên dụng cho ngói bitum không thể xuyên qua được lớp đá này. Vậy nên yêu cầu cần phải thi công cán thêm một lớp vữa dày tối thiểu 20mm để bám đinh.
- Tổng thời gian cho việc hoàn thiện nền mái khá lâu. Từ cốp pha, đan thép cho đến đổ bê tông và cán mặt có khi tốn hơn tháng trời.
- Bê tông là kết cấu đã quá quen thuộc với người Việt Nam. Hiện nay để đảm bảo, nhiều công trình đã đưa bê tông lên luôn cả mái.
- Mái bê tông có tính liên tục, có khả năng chịu lực khá tốt và bám đinh. Vì vậy, đây là một loại nền mái ứng dụng cho ngói bitum phủ đá.
- Cấu tạo mái bê tông gồm có những phần: Cốt thép, bê tông và Gachmat chống nóng – lớp lưới gia cường. Đi kèm với lớp vữa xi-măng để dán ngói và phần ngói lợp.
- Dễ dàng nhận thấy, kiểu kết cấu này thích hợp với những loại ngói dán: ngói đất nung hoặc ngói bitum phủ đá.
- Bên cạnh ưu điểm là khả năng chống ồn, chống nắng và chống cháy cao, mang đến cảm giác kiên cố cho ngôi nhà. Kết cấu của mái bê tông còn có khả năng chống thấm dột tuyệt đối với độ bền cao, đặc biệt khi nó kết hợp với ngói bitum phủ đá.
- Tuy vậy, nhược điểm lớn nhất trong việc thi công mái bê tông là mất nhiều thời gian thi công và tốn khá nhiều về mặt chi phí.
Chúng ta chỉ nên áp dụng loại kết cấu mái ngói này khi mái có hình dạng hoặc chi tiết phức tạp, không thể sử dụng các phương án khác.
Kết cấu mái ngói Cemboard
Cemboard hay Smartboard có thành phần chính từ xi măng mịn và sợi hữu cơ (cụ thể ở đây là sợi gỗ). Đây là loại xi măng nhẹ. Cemboard bản thân đã tạo ra một mặt phẳng và có khả năng bám vít. Điều này chứng minh rằng cemboard đủ điều kiện để ứng dụng cho ngói bitum phủ đá.
Ưu điểm
- Cemboard nhẹ hơn so với bê tông do đó nó giảm thiểu tải trọng mái.
- Thời gian thi công sẽ hạn chế đáng kể so với bê tông. Bởi vì chúng được sản xuất sẵn, không tốn thời gian chờ và thi công các công đoạn và chi tiết phụ.
- Đồng đều về chất lượng nên tính thẩm mỹ cao.
- Có nhiều độ dày để khách hàng thoải mái lựa chọn do đó dễ dàng tự điều chỉnh chi phí.
Nhược điểm
- Cemboard giòn, dễ bể. Do vậy trong khi thiết kế phải chọn chiều dày phù hợp và bố trí kèo, mè hợp lý.
- Bởi vì cấu tạo là tấm phẳng nên rất khó để tạo các bề mặt cong.
- So với những loại vật liệu công nghiệp khác, trọng lượng của nó vẫn còn khá cao. Vì thế, kết cấu và thi công vẫn còn khá nặng nề.
- So với bê tông, tuổi thọ của Cemboard không quá dài. Trung bình cemboard chỉ sử dụng trong khoảng 10 năm trở lại.
Ngoài ra, Cemboard là vật liệu phổ biến trong xây dựng nhà kho, làm sàn nhà xưởng,… Để tư vấn dự án xây dựng nhà xưởng, nhà kho. Liên hệ ngay với Nam Trung qua thông tin dưới đây:
Kết cấu mái ngói phẳng dạng khung xương
Loại kết cấu mái ngói này sử dụng nền mái là tấm Cemboard hay còn gọi là Smartboard có cấu tạo thành phần chính làm từ xi măng, silica, bột đá vôi và các loại sợi khác như Xenlulozơ,… hay tấm ván OSB kết hợp với phần khung mái làm từ gỗ hoặc sắt hộp.
Ngày càng trên thị trường càng có nhiều công trình sử dụng loại kết cấu này khi bản thân nó sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật như:
- Trọng lượng nhẹ hơn khi so với mái bê tông, giảm thiểu tải trọng cho phần mái nhà.
- Không bị cong, vểnh trong quá trình sử dụng.
- Tiết kiệm thời gian thi công bởi vì tấm Cemboard đã được sản xuất sẵn.
- Chất lượng mái có sự đồng đều, nâng cao độ thẩm mỹ, không cần thêm lớp phụ gia khi lắp đặt.
Là loại mái có trọng lượng nhẹ nên mái Cemboard luôn là một sự lựa chọn hàng đầu cho nhiều công trình: nhà ở, homestay có kết cấu nhẹ. Thế nên, khi lựa chọn ngói lợp cho loại kết cấu này, bạn cần nên ưu tiên sử dụng những vật liệu lợp có tính nhẹ, điển hình như ngói bitum phủ đá.
Mái ngói ván công nghiệp
Ngày nay, ván công nghiệp được sử dụng phổ biến trong nội thất tại Việt Nam. Nhưng nếu quan sát một vài quốc gia tiên tiến trên thế giới. Bạn sẽ thấy rằng chúng còn được ứng dụng rất nhiều cho ngoại thất nói chung và nền mái nói riêng. Kết cấu của mái ngói bitum phủ đá dùng nền ván công nghiệp sẽ nhẹ và dễ thi công. Tuy nhiên, khi chọn ván công nghiệp làm mái, bạn cần phải tìm sản phẩm có khả năng chịu ẩm. Khi thi công phải lưu ý phương pháp bảo vệ để nó dùng được bền lâu.
Ưu điểm
Ván công nghiệp rất nhẹ vì thế rất dễ thi công và thi công rất nhanh. Bởi vì trọng lượng nhẹ nên kết cấu mái ngói giảm tải rất nhiều. Một số loại Plywood mỏng có thể được gia công dạng uốn cong định hình. Không giòn như cemboard, trái lại ván lại có khả năng chịu lực cao hơn. Do đó tính an toàn cao hơn khi thi công.
Nhược điểm
Khả năng chống ẩm và chống nước của ván không thực sự được đánh giá cao. Do vậy, tuổi thọ của nó phụ thuộc nhiều vào chất lượng ván và cách thi công. Trung bình 5-10 năm. Mái ván không thể dùng trong các dạng mái có chi tiết hay hình dạng phức tạp vì khả năng uốn kém. Bên cạnh đó mái ván không chống cháy nên cần lưu ý các giải pháp cháy nổ khi sử dụng.
Kết cấu mái ngói bằng ván đặc biệt thích hợp với những ngôi nhà có kết cấu nhẹ,nhà thép tiền chế. Trong đó với Homestay hoặc dạng nhà di động (bungalow) thì đây là giải pháp phù hợp.
Tấm panel hay tấm tôn xốp. Đây là dòng vật liệu phổ biến hay dùng trong tạo vách. Tuy vậy, ít người biết rằng chúng hoàn toàn vẫn được sử dụng để làm nền mái. Một điều đặc biệt hơn đó là đây là dòng vật liệu có rất nhiều ưu điểm nổi trội. Panel có bề mặt phẳng tạo thành từ tôn và bám vít hoặc đinh. Do vậy nó hoàn toàn được sử dụng để làm nền mái cho ngói bitum phủ đá.
Ưu điểm
- Nền mái làm bằng tấm panel có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Bạn không cần phải tốn thêm tiền để bổ sung thêm các chi tiết cách nhiệt bổ trợ.
- Tấm panel có khả năng được gia công theo chiều dài như yêu cầu. Từ đó, việc thi công trở nên nhanh chóng hơn.
- Trọng lượng của panel không quá lớn nên kết cấu mái ngói không cần quá hầm hố.
- Có nhiều dòng panel được chống cháy, bạn hoàn toàn yên tâm trong khi sử dụng.
Nhược điểm
- Như những loại vật liệu công nghiệp khác, tấm panel không thể uốn cong. Do vậy không thi công được các nền mái có chi tiết hay hình dạng phức tạp.
- Việc cắt tỉa khá phức tạp nên đối với những mái nhỏ với nhiều chi tiết (ngũ giác, lục giác,…) không thích hợp.
- Vì vật liệu nền là tôn nên có khả năng bị gỉ sét nếu không có được phương pháp bảo vệ tốt.
- Giá thành cao dẫn đến chi phí cho nền mái do đó sẽ tăng lên.
Kết cấu mái ngói bằng tấm panel thích hợp với những mái nhà càng đơn giản càng tốt. Hạn chế việc cắt tỉa.
Mái Tôn
Trong kết cấu của mái ngói, tôn thường dùng là tôn phẳng hay tôn 13 sóng. Tôn 13 sóng được khuyên dùng hơn bởi tôn phẳng hoặc không thể tạo ra sự vững chãi do mỏng hoặc khó thi công bắn ngói vì quá dày. Đối với tôn 13 sóng dùng làm nền mái sẽ đưa phần sóng lớn ra bên ngoài (tiếp xúc với ngói). Việc này nhằm mục đích tạo ra một bề mặt tương đối phẳng cho nền mái.
Ưu điểm
- Rất nhẹ bởi vì mái tôn thường chỉ nặng vài kg/m2.
- Các sóng nhỏ tạo ra một độ cứng nhất định cho nền mái do vậy khả năng tạo phẳng khá ổn.
- Các tấm tôn được cắt theo chiều dài theo yêu cầu nên thi công không tốn nhiều thời gian.
- Không cháy và quá trình sử dụng sẽ an toàn.
- Chi phí cho tôn không quá cao.
Nhược điểm
- Như nói ở trên thì tôn có sóng do vậy không thể tạo được một mặt phẳng hoàn hảo.
- Tuy bám vít nhưng bởi nó quá mỏng nên rất dễ tụt vít gây khó khăn khi thi công ngói.
- Mái tôn dễ bị gỉ sét làm suy giảm tuổi thọ mái.
- Khả năng hỗ trợ cách nhiệt của tôn kém. Do vậy với những căn nhà nhỏ cần có giải pháp cách nhiệt và thông thoáng bỗ trợ.
Kết luận
Nhìn chung, mái tôn chính là một giải pháp mang tính tình thế. Không nên sử dụng mái tôn trong trường hợp những giải pháp khác ứng dụng được và vẫn nằm trong dự toán. Về mặt ứng dụng, bạn nên ứng dụng mái tôn trong những trường hợp nhà kết cấu nhẹ. Chú ý đến cao độ sử dụng mái tôn nên thấp để tránh gây nguy hiểm khi giông lốc.
>>>Xem thêm: Giới thiệu ưu và nhược điểm của mái nhật