Thi Công Mái Ngói Chuyên Nghiệp

Thi công mái ngói chuyên nghiệp ở đâu? Mái ngói là một trong những loạt mái nhà được dùng để che chắn cho phần kiến trúc bên trong ngôi nhà. Mái nhà gồm những loại nào? Có mấy phương án để thi công mái ngói chuyên nghiệp. Quy trình lợp mái ngói khung kèo được thực hiện như nào?

Mái ngói là gì?

Màu ngói đen từ Fuji Việt Nam
Màu ngói đen từ Fuji Việt Nam

Mái ngói là một trong những kiểu mái nhà được sử dụng phổ biến từ trước tới nay trong nhiều công trình xây dựng như nhà ở, cơ quan, trường học, bệnh viện. Cũng như những loại mái nhà khác, mái ngói đóng vai trò chính là bảo vệ, che chở cho toàn bộ công trình bên trong, tránh những tác động của thời tiết.

Ngoài chức năng chính trên mái ngói còn giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo không gian mát mẻ cho ngôi nhà.

Lợp mái bằng ngói có bền và đẹp không?

Để biết lợp mái nhà bằng ngói có bền và đẹp không thì hãy tìm hiểu ưu và nhược điểm của mái ngói:

Ưu điểm của mái ngói

  • Mái ngói được đánh giá là loại mái nhà có độ bền cao, có thể chống chọi với những tác động của thời tiết khắc nghiệt.
  • Có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Từ đó giúp cho không gian bên trong ngôi nhà được mát mẻ vào mùa hè.
  • Mái nhà lợp ngói có kết cấu an toàn với hệ thống khung kèo chắc chắn kiên cố.
  • Mang lại vẻ đẹp sang trọng và nổi bật cho công trình xây dựng.
  • Ngoài sự đa dạng về màu sắc mái ngói còn đa dạng về kiểu dáng, phù hợp với nhiều kiến trúc, phong cách khác nhau như mái ngói thái, mái ngói nhật.
  • Giá cả phải chăng.

Nhược điểm của mái ngói

  • Việc lắp đặt hệ thống mái và khung kèo mất nhiều thời gian và công sức. Quá trình thi công đòi hỏi phải có thợ lành nghề để đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn và kiên cố cho mái nhà.
  • Phải thiết kế, bố trí khoảng cách cho hợp lý để tránh trường hợp mái bị võng.

Dựa vào chất liệu làm ngói người ta chia ngói lợp ra làm 2 loại là ngói đất nung và ngói xi măng

Ngói đất nung

Đây là loại ngói truyền thống có từ lâu đời, được làm từ đất sét qua quá trình nung nóng ở nhiệt độ cao. Ngói đất nung có khả năng chống thấm nước, được sử dụng phổ biến ở nhiều công trình.
Tuy nhiên ngói đất nung cũng có nhiều nhược điểm như trọng lượng của ngói đất nung sẽ cao hơn ngói bê tông hay xi măng nên sẽ tạo áp lực cho phần móng và tường nhà. Quá trình thi công lợp ngói đất nung cao cần yêu cầu kỹ thuật cao. Ngoài ra giá thành của ngói đất nung cao hơn so với những loại ngói làm từ chất liệu khác.

Ngói bê tông, ngói xi măng

Nếu ngói đất nung được làm từ đất sét thì ngói bê tông hay xi măng được làm từ nguyên liệu chính là cát và xi măng. Ngói bê tông hay ngói xi măng được sản xuất bằng máy nén với công nghệ hiện đại. Bên ngoài ngói xi măng hay ngói bê tông sẽ được phủ màu công nghệ để bảo dưỡng.
So với ngói đất nung, ngói xi măng có trọng lượng nhẹ hơn, giảm được áp lực đối với phần móng nhà.

Dựa vào kiểu dáng bên ngoài của ngói người ta chia ra làm những loại sau:

Ngói dạng sóng

Loại ngói dạng sóng có giá trị thẩm mỹ cao, chất lượng tốt với giá thành hợp lý. Ngoài ra, loại ngói này còn phù hợp để thi công ở nhiều hạng mục khác nhau nên được rất nhiều người ưu tiên lựa chọn.

Ngói màu Fuji Việt Nam - Mái ngói được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Ngói dạng phẳng
Đây là kiểu ngói đặc biệt giúp tạo nên sự sang trọng, đẳng cấp cho mái nhà.
ngói màu Fuji
ngói màu Fuji
Ngói mắc
Đây là loại ngói truyền thống được làm từ đất sét nung và tráng men.
1 số loại ngói mắc phổ biến
1 số loại ngói mắc phổ biến
Ngói chiếu, ngói màu
Mai ngói
Mái ngói
Loại ngói này cũng được làm từ đất nung. Ngói vảy cá được sử dụng trong những công trình kiến trúc có thiết kế cổ. Còn ngói màn hay ngói chiếu được lót bên trong nhà phía dưới rui.

Ngói lưu ly, âm dương

Ngói lưu ly là gì? Tại sao lại gọi là ngói lưu ly? Nơi mua Ngói Lưu Ly TốtĐây cũng là một trong những loại ngói được dùng nhiều trong các công trình cổ hay đền, chùa…

Ngói màu Fuji

Ngói lợp Fuji đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng phổ biến trên thị trường Việt Nam. Với công nghệ sản xuất tiên tiến từ Nhật Bản, ngói lợp Fuji được đánh giá rất cao về chất lượng, độ bền, màu sắc tinh tế và đẹp mắt. Các sợi gia cường Kuralon có trong từng sản phẩm ngói Fuji giúp cho bề mặt lớp ngói có khả năng chống chịu thời tiết tốt, hạn chế tình trạng mái nhà bị dột. Tuy nhiên, đi kèm với chất lượng sản phẩm thì giá thành của ngói lợp Fuji cũng tương đối cao so với những loại ngói lợp khác.

Phương án thi công mái ngói

Hiện nay có 3 cách thi công mái ngói là: đổ bê tông cốt thép sàn phẳng áp mái, đổ bê tông cốt thép chéo theo mái và chỉ gác khung kèo lợp ngói.

Phương án 1: Đổ bê tông cốt thép sản phẳng ở cos áp mái

Ưu điểm:
  • Quá trình thi công dễ dàng và an toàn.
  • Tránh được tình trạng trộm đột nhập vào nhà bằng cách dỡ ngói từ trên mái nhà xuống.
  • Khả năng chống nóng tốt.
  • Có khả năng chống tiếng ồn tốt vì kết cấu mái 2 lớp riêng biệt.
  • Khả năng chống thấm nước cao.
  • Không cần làm trần thạch cao.
  • Khu vực áp mái lợp ngói sạch, hạn chế bụi bẩn trong không trung.
  • Bảo dưỡng phần hệ khung kèo thép dễ dàng, tránh được tình trạng xuống cấp hay rỉ sắt theo thời gian.
Nhược điểm:
  • So với những phương án khác thì phương án đổ bê tông cốt thép sàn phẳng ở cos áp mái có chi phí tương đối cao.
  • Thời gian thi công lâu vì phải trải qua công đoạn đổ sàn phẳng bằng bê tông cốt thép và diềm mái xung quanh trước khi xây tường thu hồi và gác vì kèo để lợp ngói.
  • Dễ bị tốc ngói nếu có gió bão lớn

Phương án 2: Đổ bê tông cốt thép theo mái

Ưu điểm:
  • Hạn chế được việc trộm đột nhập vào nhà bằng đường từ trên mái nhà xuống.
  • Có khả năng chống ồn, chống thấm nước tốt.
  • Có khả năng chống nóng cao. Tuy nhiên, so với phương án đổ bê tông cốt thép sàn phẳng ở cos áp mái thì phương án này có khả năng chống nóng không cao bằng.
  • Ít xảy ra trường hợp tốc mái ngói khi gặp gió bão lớn so với phương án 1
Nhược điểm:
  • Cũng giống như phương án 1, vì phải đổ bê tông cốt thép cho phần mái trước khi lợp ngói nên chi phí cho phương án này cũng tương đối cao.
  • Vì phần trần nhà không phẳng nên để tăng tính thẩm mỹ cho trần nhà nên đóng trần giả như trần thạch cao.
  • Thời gian thi công, hoàn thiện công trình lâu, mất nhiều thời gian, công sức.
  • Dễ xảy ra trường hợp bong tróc ngói nếu đội ngũ thi công đổ bê tông mái dốc không có kinh nghiệm.
  • Dễ bị thấm dột vào những ngày thời tiết nồm ẩm.
  • Quá trình thi công dán ngói đòi hỏi độ tỉ mỉ và cẩn thận cao.

Phương án 3: Chỉ gác khung kèo lợp ngói

Khung kèo là một phần trong kết cấu của mái nhà lợp ngói. Khung kèo được tạo thành bởi nhiều thanh kèo đặt nối tiếp, cạnh nhau, tạo nên một khung sườn chắc chắn để đỡ phần mái ngói.
  • Khung kèo làm bằng gỗ: Loại khung này mang lại vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp  cho ngôi nhà. Khung kèo gỗ thưởng được sử dụng phổ biến ở những không gian kiến trúc như nhà hàng, biệt thực, khách sạn… Tuy nhiên, nhược điểm của loại khung kèo này là giá thành cao và dễ bị cong vênh, mối mọt.
  • Khung kèo thép đen: Khung kèo thép đen có khả năng chịu lực tốt.  Loại khung kèo được làm từ vật liệu này được sử dụng chủ yếu trong các nhà máy xí nghiệp, nhà xưởng. Khung kèo thép đen có rất nhiều dạng như thép góc và thép hình, thép hình hộp vuông hay hình hộp chữ nhật, thép chưa sơn hoặc thép đã mạ kẽm. Bên cạnh những ưu điểm, thì nhược điểm lớn nhất của loại khung kèo này là dễ bị oxy hóa, dẫn đến tình trạng rỉ sắt, đặt biệt là ở những mối hàn.
  • Khung kèo thép mã nhôm kẽm cường độ cao có trọng lượng nhẹ, giúp cho quá trình lắp đặt, thi công và di chuyển đơn giản và dễ dàng hơn. Ngoài ra, loại khung kèo này còn giảm trọng tải tác động lên móng nhà. Đặc biệt, sau thời gian sử dụng, khung kèo thẽp mạ nhôm kẽm không bị biến dạng hay bị rỉ sắt.

Ưu điểm

  • Chi phí thi công khung kèo thấp hơn rất nhiều so với phương án đổ bê tông cốt thép rồi lợp ngói.
  • Thời gian thi công nhanh hơn vì không phải trải qua công đoạn đổ bê tông
Nhược điểm
  • So với 2 phương án trên thì phương án chỉ gác khung kèo sẽ có khả năng chống nóng kém hơn.
  • Có thể bị tình trạng dột ướt vào mùa mưa nếu quá trình lợp ngói không cẩn thận, đúng cách.
  • Để tăng tính thẩm mỹ cho trần nhà  thì đối với khung kèo làm bằng thép nên đóng trần thạch cao.
  • Dễ bị tốc ngói khi có gió bão.

Quy trình thi công mái ngói khung kèo thép

Lắp khung kèo thép

Bước 1: Lắp 2 thành mè trên đỉnh nóc sao cho khoảng cách giữa 2 thanh cách nhau 4-6cm.
Bước 2: Tiến hành lắp cây mè cuối mái. Lưu ý nên lắp cây mè cuối mái cao hơn cây ở đỉnh mái vì để thuận tiện cho việc đặt xếp chồng ngói lên nhau khi thi công.
Bước 3: Chia đều cách thanh mè còn lại và xếp cách nhau một khoảng cách 30-40cm. Tùy theo thiết kế của mái ngói mà có thể điều chỉnh khoảng cách giữa các thanh mè cho hợp lý.

Tiến hành lợp ngói cho mái nhà

Bước 1: Chuyển ngói lên từng khu vực mái cần lợp ngói. Lưu ý nên chia đều ngói ở những vị trí khác nhau để thuận tiện cho quá trình lợp mái ngói.
Bước 2: Lần lượt lợp ngói lên trên hệ khung kèo, theo thứ tự từ dưới lên trên. Ngói được xếp chồng mí lên nhau. Cần để ý đến khoảng cách của ngói nếu mái nhà có thiết kế lợp ngói rìa. Ở giữa phần rìa cả hai mép ngoài nên trừ một khoảng thích hợp.
Bước 3: Hàng ngói đầu tiên đóng vai trò rất quan trọng, nên cần phải được tiến hành cẩn thận và tỉ mỉ. Để cố định ngói nên sử dụng ốc vít chuyên dụng.
Bước 4: Dựa vào hàng ngói đầu tiên làm vị trí định vị để tiếp tục tiến hành lợp các hàng còn lại cho đến khi hoàn thành. Trong quá trình lợp ngói chính nên kết hợp với bắn rìa.
Lựa chọn đơn vị thi công mái ngói uy tín và chất lượng
Mái ngói không chỉ giúp bảo vệ không gian bên trong ngôi nhà mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Mái ngói chiếm 3-5% giá trị của ngôi nhà vì vậy việc lựa chọn một đơn vị thi công mái ngói uy tín và chuyên ngiệp là điều cần thiết.
XEM THÊM