Quy trình sản xuất ngói xi măng. Những ngôi nhà lợp ngói là hình ảnh quen thuộc với mỗi người chúng ta, bởi kiển trúc này được cha ông ta ứng dụng trong xây dựng từ xa xưa. Ngày nay, ngói vẫn là loại vật liệu mái được ưa thích bởi nó thích nghi tố với khí hậu Việt Nam. Những ngôi nhà lợp mái ngói có khả năng cách nhiệt tốt, giữ cho ngôi nhà mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Ngoài ra, với sức nặng của mình, mái ngói còn giúp ngôi nhà đứng vững trước những hiện tượng giông bão thường xuyên xảy ra ở nước ta.
Quy trình sản xuất ngói xi măng
Với sự thay đổi của xã hội hiện đại. hình thức của mái ngói cũng dần thay đổi, đó là nguyên nhân ra đời của mái ngói màu, loại ngói đang phát triển song song với mái ngói truyền thống. Vậy quy trình sản xuất ngói xi măng như thế nào?
1. Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào
Cát đã được sàng và loại bỏ tạp chất, cát không được nhiễm mặn.
Bột đá là loại mịn và không bị lẫn tạp chất.
Tro bay.
Xi măng đạt tiêu chuẩn không bị vón.
Sợi gia cường.
Bột đá là loại mịn và không bị lẫn tạp chất.
Tro bay.
Xi măng đạt tiêu chuẩn không bị vón.
Sợi gia cường.
2. Định lượng và trộn nguyên liệu
Cát, xi măng, bột đá, tro bay được cho vào phễu cấp liệu. Người vận hành bấm nút nâng gầu cấp liệu lên để cấp liệu vào máy trộn.
Máy trộn khô nguyên liệu trong 5 phút, sợi gia cường được cân định lượng và cho vào trong quá trình trộn đảm bảo sợi gia cường được phân bổ đều trong cốt liệu. Tiếp theo là xả nước theo ngưỡng đã định khi nào thấy cốt liệu đủ ngấu thì dừng lại, cho máy trộn đều trong 5 -7 phút. Quan sát liệu dưới cối định lượng còn khoảng 1/2 thì mở cửa xả máy trộn xả liệu xuống cối định lượng.
3. Ép định hình sản phẩm
Trong quá trình vận hành máy ép tự động, công nhân vận hành máy và điều chỉnh các thông số để sản phẩm đạt đúng chất lượng theo các tiêu chuẩn đề ra.
4. Bảo dưỡng ngói
Ngói sau khi ép được để trên giá sau khoảng 6-7 giờ đồng hồ sau đó được cho vào kho dưỡng hộ ngói để đảm bảo độ cứng chắc của xi măng. Bơm nước hàng ngày để đảm bảo quá trình thủy hóa hoàn toàn của xi măng.
5. Sơn ngói
Ngói sau khi trải qua quá trình dưỡng hộ được kiểm tra lại 1 lần về bề mặt của sản phẩm. Sau đó ngói được công nhân xếp vào chuyền sơn, và chạy quá trình sơn tự động.
6. Đóng gói
Ngói sau khi được sơn song được đóng gói màng co, quấn đai để chờ vận chuyển tới công trình.
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất ngói xi măng với các công nghệ sản xuất từ thủ công đến hiện đại. Vật liệu sản xuất và công nghệ sản xuất là yếu tố tiên quyết quyết định tới chất lượng của ngói xi măng.
Đối với các dòng ngói xi măng giá rẻ sẽ được sản xuất thủ công, các máy ép không đạt chuẩn về áp suất nén dẫn đến việc không đảm bảo được độ bền cơ học, độ dai va đập. Dây chuyền sơn ngói thủ công, không có cơ chế tự động hóa dẫn đến các lớp sơn không đồng đều, không có độ bám dính. Những điều này là nguyên nhân gây nên tình trạng bay màu của ngói xi măng.
Vì vậy, khi lựa chọn ngói xi măng cần lựa chọn các đơn vị phân phối sản phẩm có công nghệ sản xuất hiện đại, nguồn gốc nguyên vật liệu đạt chuẩn.
>>>> Xem thêm: Báo giá ngói Fuji mới nhất