Tìm Hiểu Sợi Gia Cường Trong Ngói Fuji [1]

Sợi gia cường trong ngói Fuji là một loại sợi đặc biệt được sử dụng trong thành phần ngói Fuji. Tác dụng của sợi gia cường giúp tăng độ bền cơ học, độ dai va đập cho viên ngói.

Đặc điểm của sợi gia cường trong ngói Fuji

Sợi PVA (polyvinyl ancohol): Là sợi polyme có độ phân cực lớn, tạo tính tương thích với sản phẩm thủy hóa của ximăng, dễ dàng phân tán trong phối liệu, có độ bám dính tốt với ximăng. Nó tạo mạng lưới liên kết giữa các vật liệu làm tăng cơ tính cho sản phẩm. Sợi PVA có vai trò gia cường cho ma trận ximăng, đồng thời giảm trọng lượng sản phẩm.

Sợi PVA có cường độ chịu kéo và modun đàn hồi cao, bền axit, bền kiềm, bền ánh sáng.

XEM THÊM>>>> Ngói Fuji làm bằng nguyên vật liệu gì?

Sợi gia cường trong ngói Fuji
Sợi gia cường trong ngói Fuji

Hiện tại, sợi công ty đang sử dụng là sợi RECS7 được nhập khẩu từ Nhật Bản do công ty Kuraray sản xuất có đặc tính kỹ thuật như bảng sau:

Đặc trưng vật lý Độ dài (mm) Độ dầy (dtex) Độ dai (cN/dtex) Độ dãn khi đứt (%) Moodun đàn hồi (cN/dtex)
RECS7 6+/-0.3 7+/-1.5 12+/-2.5 6.5+/-1.5 300+/-50

1dtex = 1g/10000 m. (Ví dụ: Với sợi RECS7 thì: 10000m sợi nặng 7g).

Bảng 1: Đặc trưng kỹ thuật sợi RECS7

 Một câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao trong các vật liệu được làm từ vật liệu nền ximăng khả năng bám dính các hạt ximăng của amiang tốt hơn rất nhiều so với sợi PVA nhưng trong sản xuất hiện đại PVA mới là vật liệu được ưu tiên sử dụng. Vây, yếu tố nào quyết định điều này? Sự khác biệt của 2 vật liệu này ở đâu?

 

Amiang

PVA

Công thức cấu tạo 3MgO.2SiO2.2H2O

(-CH2-CHOH-)n

Bản chất Amiang là sợi có kích thước nhỏ d≈0.05µm, khả năng xâm nhập vào cở thể đặc biệt là hệ hô hấp là rất cao. Amiang bền trong môi trường nên có thể tồn tại hầu như vĩnh viễn trong môi trường từ các nguồn thải. Các tổ chức khoa học, y tế thế giới luôn khuyến cáo và đã chứng minh về khả năng gây độc tới cơ thể con người như việc gây ra các bệnh ung thư và đặc biệt là ung thư phổi.

Với sợi PVA là sợi Polyme hoàn toàn không gây hại tới con người. Điều này được thể hiện như sau:

STT Kích thước Khả năng xâm nhập
1 Đường kính d>3µm Không có khả năng.
2 Đường kính (1<d≤3)µm Có khả năng nhưng ít.
3 Đường kính d≤1µm Có khả năng.
4 Đường kính d<0.3µm

Độ dài l<5µm

Có khả năng xâm nhập vào phổi (nguy hiểm nhất).

Bảng 2: Khả năng xâm nhập đường hô hấp của sợi

 – Bản chất sợi PVA không phải là sợi hô hấp nên rất ít có khả năng xâp nhập vào hệ hô hấp của con người.

– Các nhà khoa học đưa ra 3 tiêu chí để đánh giá độc tính của sợn gồm: kích thước sợi, liều lượng hít vào và sự tồn lưu của sợi trong cơ thể.

– Về mặt kích thước, một vật thể được coi là sợi hô hấp nếu thỏa mãn đồng thời cả 3 điều kiện: d<3µm, chiều dài l>5µm và tỉ lệ l/d>3.

Sợi PVA có đường kính tương đồi lớn d=12÷20µm nên khả năng xâm nhập vào cơ quan hô hấp là rất khó xảy ra. Sợi RECS7 đang sử dụng có chiều dài l=6mm, đường kính d≈25µm.

Sợi PVA đã được các nhà khoa học chứng minh về độ an toàn với sức con người, không tồn lưu trong cơ thể. Hiện nay, ở các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản… sợi PVA được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp vì sự an toàn của nó.

Bạn đang tìm sản phẩm ngói lợp bền chắc và chất lượng tốt nhất thì ngói Fuji là một sự lựa chọn hàng đầu!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *