Lợp mái ngói cần tỉ mỉ và chăm chút từng công đoạn để có được thành phẩm chắc chắn, an toàn và tính thẩm mỹ cao. Song song với chất lượng thì giá lợp mái ngói trọn gói cũng được nhiều bạn quan tâm. Mục đích giúp dự trù kinh phí, chuẩn bị tài chính cho lợp mái ngói mới hoặc tu sửa lại ngôi nhà. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật thông tin chi tiết về vấn đề trên.
Các loại chi phí lợp mái ngói
Chi phí mua vật liệu
Thị trường vật liệu xây dựng cụ thể là ngói lợp nhà hiện nay vô cùng đa dạng mẫu mã, dễ dàng giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu, sở thích và kiến trúc ngôi nhà. Mỗi loại ngói sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau và mức giá chênh lệch. Chi phí mua mái ngói ảnh hưởng trực tiếp đến giá lợp mái ngói trọn gói. Tuy nhiên, các kỹ sư khuyên bạn không nên quan tâm quá nhiều đến giá. Mà hãy quan tâm đến việc lựa chọn vật liệu chất lượng, an toàn.
Dòng ngói được sử dụng rất phổ biến hiện nay là ngói Fuji.
Chi phí nhân công
Đối với những dòng ngói vừa đề cập đến phía trên, quá trình thi rất đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng nhân công trong gia đình thể thực hiện lợp mái ngói nếu như đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thuê nhân công có chuyên môn và kinh nghiệm. Nhằm có được thành quả mái lợp như mong muốn và đảm bảo an toàn. Đơn vị nhận trách nhiệm thi công sẽ có những phương thức bảo hành nếu có sự cố xảy ra.
Bạn có thể thuê thi công trọn gói mái lợp nhà hoặc mua vật liệu lợp mái nhà rồi mới thuê nhân công tiến hành lợp mái.
Chi phí phát sinh
Chi phí phát sinh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như kiến trúc nhà ở, bồi dưỡng nhân công, thiếu vật liệu,… Do đó bên cạnh số tiền đã dự tính gần như bằng với tiền thi công mái ngói bạn hãy để dành 1 khoản nhỏ để dự trù chi phí phát sinh.
Báo giá lợp mái ngói trọn gói
Như đã nói, bạn hoàn toàn có thể tự chuẩn bị số lượng ngói, kiểu dáng và vật dụng. Sau đó thuê nhân công để thực hiện khâu lợp ngói. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ trọn gói, đơn vị nhận thi công sẽ chuẩn bị vật liệu, thi công và dọn dẹp sau thi công. Dĩ nhiên giá lợp mái ngói trọn gói sẽ cao hơn với giá lợp mái ngói theo công đoạn.
Bạn cần thỏa thuận kỹ với đơn vị thi công. Thảo luận và đọc kỹ lại hợp đồng trước khi ký. Đây là cách giúp bạn không bị mất tiền oan và tránh những rủi ro về sau. Nên lựa chọn đơn vị thi công có chính sách bảo hành để đảm bảo rằng bất cứ vấn đề phát sinh về sau sẽ được bên thi công tiến hành sửa chữa.
Chi phí thi công mái ngói trọn gói phụ thuộc rất nhiều vào chi phí vật liệu. Giao động trong khoảng từ 500.000-1.000.000 đồng/m2.
Những điều cần biết khi lợp mái ngói
Lựa chọn mái ngói tốt và phù hợp kiến trúc
Trong vấn đề xây nhà hoặc tân trang lại nhà cửa thì lựa chọn vật liệu xây dựng là điều quan trọng. Vật liệu xây dựng chất lượng và được phân phối bởi những đơn vị uy tín giúp ngôi nhà của bạn vững chắc và an toàn hơn.
Lựa chọn ngói lợp nhà cũng vậy, bạn nên tìm những địa chỉ chuyên cung cấp mái ngói lợp nổi tiếng và uy tín. Những nơi cung cấp, phân phối mái ngói nhiều người biết đến chắc chắn đã xây dựng được lòng tin ở nhiều khách hàng, chứng tỏ sản phẩm của họ rất chất lượng.
Định mức lợp mái ngói giúp dự tính số lượng ngói
Định mức lợp mái ngói ở mỗi loại ngói sẽ có sự khác nhau. Có loại chỉ dùng 10 viên/m2 nhưng cũng có loại dùng ít hơn hoặc nhiều hơn. Khi mua bạn cần hỏi rõ nhân viên tư vấn về định mức này giúp dự tính được số lượng ngói lợp. Khi dự tính được số lượng ngói lợp cho ngôi nhà của mình thì giá lợp mái ngói trọn gói sẽ được tính đúng hơn, thuận tiện cho dự trù tài chính.
Các loại khung xương lợp mái ngói
Khung xương lợp mái ngói được làm từ những vật liệu khác nhau như gỗ, thép, bê tông,… Có các loại khung xương lợp ngói sau:
Gỗ: Thi công mái nhà truyền thống thường sử dụng vật liệu gỗ. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại gỗ ít được sử dụng hơn. Thay vì sử dụng gỗ, bạn có thể xem xét đến những vật liệu như thép, nhôm, bê tông chắc chắn hơn gỗ, chịu lực tốt hơn và không bị mối mọt. Dùng gỗ giúp bạn đạt được yêu cầu về thẩm mỹ nhưng lại sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý hiếm.
Thép mạ nhôm kẽm liên kết hoàn toàn bằng vít, thi công nhanh và an toàn. Thép mạ nhôm kẽm hạn chế tối đa tình trạng rỉ trên bề mặt.
Thép đen truyền thống: Chắn chắn và an toàn nhưng sau 2 năm cần phủ sơn để đảm bảo kim loại không bị rỉ.
Xà gồ thép: Một trong những khung xương lợp ngói phổ biến là xà gồ thép hay còn gọi là thanh chịu lực chính trong bộ phận kết cấu thép. Trong quá trình sử dụng, xà gồ thép sẽ đảm bảo có cường độ cao, khả năng chịu lực tốt và hạn chế tối đa những tác động của môi trường.
Yêu cầu khi lợp mái ngói
Đảm bảo mái ngói chắc chắn, an toàn và sử dụng được lâu, trong quá trình sử dụng. Những thông số cần quan tâm khi lợp mái ngói gồm có: độ dốc i và hệ số độ dốc mái m. Độ dốc mái ngói sẽ được tính như sau:
i = m x 100% = (H/L) x 100%
m = H/L = Tan(ɑ)
Trong đó: H: chiều cao mái, L: chiều dài mái.
Công thức trên sẽ đảm bảo mái ngói được lợp chắc chắn, an toàn, đảm bảo tính thẩm mỹ. Cũng từ công thức ta có thể thấy được góc ɑ được nhắc đến là góc giữa hai cạnh góc vuông. Góc này có số đo trong khoảng 30-36 độ được xem là góc alpha thẩm mỹ, giúp ngôi nhà cân đối và đẹp hơn. Với số đo góc trong khoảng này thì mái dốc vừa phải, không quá cao, đặc biệt là tiết kiệm chi phí vật liệu cho gia chủ và không gây nhiều khó khăn trong quá trình thi công.
Ngược lại nếu số đo góc nằm ngoài khoảng này, cụ thể là nhỏ hơn 30 độ thì ngôi nhà sẽ không đảm bảo được tính thẩm mỹ, khả năng thoát nước của mái kém. Tùy vào mỗi loại ngói sẽ có cách thi công khác nhau, vì thế để đúng chuyên môn và đảm bảo an toàn bạn cần có những hiểu biết nhất định trong quá trình thi công.
Quy trình thi công lợp mái ngói
Lắp đặt khung
Công đoạn trước khi lợp mái ngói là lắp đặt khung kèo. Cơ bản lắp đặt khung kèo gồm 3 bước như sau:
Bước 1: Lắp đặt 2 thanh mè ở trên đỉnh nóc trước. Khoảng cách tiêu chuẩn của 2 thanh mè nằm ở kích thước từ 40mm đến 60mm.
Bước 2: Tiếp tục lắp câu cuối mái, tiêu chuẩn cần cao hơn cây đỉnh mái để lợp mái ngói đặt chồng lên nhau.
Bước 3: Đo khoảng cách từ cây đỉnh đến cây cuối mái và chia cách theo bước lợp ngói thông thường 300 – 340mm. Tùy theo ngói lợp mà khoảng cách này sẽ thay đổi. Người thi công cần có kiến thức chuyên môn về kết cấu khung kèo thép để tránh những vấn đề phát sinh.
Dựa vào những vấn đề nói trên bạn có thể tính được chi phí gần đúng giúp bạn chủ động hơn trong tài chính. Tuy nhiên, bạn không nên phụ thuộc vào chi phí lợp mái mà chọn những vật liệu kém chất lượng nhé!