Độ dốc mái ngói hay độ dốc thẩm mỹ chính là tỉ lệ đẹp nhất của mái ngói phù hợp với ngôi nhà. Độ dốc mái ngói chuẩn sẽ được tính bằng hai cạnh góc vuông ra tỉ lệ ampha. Thông thường thì mái ngói từ 30 độ cho đến 45 độ sẽ đạt chuẩn và tạo ra mái ngói đẹp.
Đặc điểm của độ dốc mái ngói
Độ dốc mái ngói thường được sử dụng trong các công trình thi công dân dụng, cơ quan hay bất cứ một dự án nào có nhu cầu. Độ dốc mái ngói lớn hơn rất nhiều so với những độ dốc mái khác.
Tùy vào vật liệu mà những mái ngói có thể sẽ có sự chênh lệch trong tỉ lệ nghiêng của mình. Ngoài ra, hình dạng của ngói cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tính độ dốc mái ngói. Chính vì thế, khi thực hiện việc đo lường cho độ dốc mái, phía thiết kế và thi công sẽ phải kiểm định chất lượng cũng như hình dạng của ngói trước.
XEM THÊM >> Ngói Fuji làm bằng gì?
Tiêu chuẩn độ dốc mái ngói hiện nay
Phù hợp với chất liệu và hình dạng
Độ dốc mái ngói tiêu chuẩn phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu cũng như hình dạng của ngói khi được sử dụng. Cụ thể:
- Đối với loại ngói âm dương: độ dốc mái ngói từ 20 đến 25 độ. Nếu mái ngói âm dương ở dạng vảy thì độ dốc của mái ngói chuẩn sẽ nằm từ 35 cho đến 60 độ.
- Mái xi măng: những loại mái ngói được làm từ bê tông và đặc biệt là sử dụng kèo trong khi lợp thì độ dốc mái ngói đạt chuẩn sẽ nằm từ 30 cho đến 45 độ.
- Một số loại ngói xi măng được sản xuất từ nước ngoài có chắn gờ phía trước đạt độ dốc có thể chỉ từ 10 cho đến 13 độ.
Phù hợp với điều kiện thời tiết
Độ dốc mái ngói trong thiết kế còn bị ảnh hưởng từ yếu tố thời tiết. Những khu vực thời tiết ôn hòa, quanh năm không có nhiều thiên tai thì phù hợp để sử dụng những loại mái lợp có độ dốc thấp. Ở những nơi này có thể sử dụng loại mái ngói có độ dốc thấp hoặc sử dụng các loại mái khác, tùy vào mong muốn của người chủ nhà.
Tuy nhiên, đối với những vùng có khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra mưa bão như ở vùng nhiệt đới, không nên sử dụng độ dốc ngói nhỏ. Độ dốc ngói ở những khu vực này thường nằm ở mức 30 cho đến 45 độ, với tỉ lệ này thì có thể tránh được việc bị gió bão dễ dàng tốc mái nhà.
Phù hợp với thiết kế của ngôi nhà
Độ dốc mái ngói khi tính toán cũng cần phải có sự hài hòa với tổng thể của ngôi nhà, làm tăng được tính thẩm mỹ cũng như phát huy được tối đa những công năng cần thiết. Một số căn nhà có thể sử dụng trực tiếp vật liệu ngói để lợp nhà, cách tính tỉ lệ sẽ được tính như bên trên.
Một số thiết kế sử dụng việc đổ bê tông rồi sau đó mới dùng ngói để trang trí. Với những thiết kế như trên thì độ dốc mái ngói có thể linh hoạt từ 20 cho đến 90 độ. Tuy nhiên cần phải tối thiểu ở mức 20 độ, đây là tỉ lệ mà nước mưa có thể chảy xuống, không gây tồn đọng trên mái nhà.
Ngoài ra, cần xem xét được ngôi nhà đang được thiết kế với kiến trúc hiện đại hay cổ điển. Những căn nhà theo lối hiện đại thì độ dốc mái ngói thường thấp hơn so với những căn nhà theo lối cổ điển.
Cách tính độ dốc mái ngói
Cách tính độ dốc mái ngói hợp lý có thể sử dụng với nhiều phương pháp. Bạn có thể linh hoạt để có thể đạt được độ dốc mái tốt nhất.
Độ dốc i
Đối với độ dốc i, lấy hai cạnh góc vuông là H và L, trong đó H là chiều cao đối diện với góc i cần tính. Công thức được tính như sau:
- i% = H/L x 100% = arctan (alpha)
- m = tan (alpha)
Ví dụ minh họa: nếu người thiết kế muốn thi công với độ dốc là 10%, trong đó H là 10 và L là 100. Ta sẽ có 10% = 10/100 x 100% = arctan (alpha). Từ đó tính ra được alpha bằng 33 độ.
Độ dốc m
Bên cạnh thuật ngữ độ dốc mái ngói i chúng ta còn có thuật ngữ độ dốc mái ngói m. Độ dốc m thường được các bác thợ xây tính theo công thức M = H/2L
Ví dụ: Đầu hồi cao H = 3m, khấu độ của mái L = 4m
=> M = 3/(2*4) = 0.75 tương đương với độ dốc mái là 75%
Công thức tính độ dốc m được cho là công thức khá đơn giản, những người không có nhiều kinh nghiệm trong ngành thiết kế nhà ở và xây dựng vẫn có thể hiểu và tính một cách bình thường.
Cách tính độ dốc mái ngói theo phần trăm
Cách tính độ dốc theo phần trăm tương đối dễ dàng để người thi công có thể sử dụng. Tương tự với cách tính độ dốc mái i và độ dốc mái m, bạn có thể hiểu được cách tính độ dốc theo phần trăm thông qua những ví dụ cụ thể như sau:
- Độ dốc là 75% thì phép tính sẽ là ¾ % x100 = 75% tức chiều rộng là 8m và chiều cao của dốc mái là 3m.
- Độ dốc là 100% thì phép tính sẽ là 100% = 4/4% x100 tức chiều rộng là 8m và chiều cao của độ dốc mái là 4m.
Ba cách tính độ dốc mái ngói trên có thể linh hoạt sử dụng nếu bạn thấy được mình phù hợp với phương pháp nào.
Cách tính độ dốc theo từng loại mái ngói theo từng loại
- Góc alpha có giá trị là 5 độ thì khi tính tan cho ra kết quả tương đương với độ dốc 8%. ( tan(5) x 100% = 8 ).
- Góc alpha có giá trị là 10 độ thì khi tính tan cho ra kết quả tương đương với độ dốc 17%.
- Góc alpha có giá trị là 12 độ thì khi tính tan cho ra kết quả tương đương với độ dốc 21%.
- Góc alpha có giá trị là 15 độ thì khi tính tan cho ra kết quả tương đương với độ dốc 26%.
- Góc alpha có giá trị là 20 độ thì khi tính tan cho ra kết quả tương đương với độ dốc 36%.
- Góc alpha có giá trị là 25 độ thì khi tính tan cho ra kết quả tương đương với độ dốc 46%.
- Góc alpha có giá trị là 30 độ thì khi tính tan cho ra kết quả tương đương với độ dốc 57%.
- Góc alpha có giá trị là 35 độ thì khi tính tan cho ra kết quả tương đương với độ dốc 70%.
- Góc alpha có giá trị là 40 độ thì khi tính tan cho ra kết quả tương đương với độ dốc 83%.
- Góc alpha có giá trị là 45 độ thì khi tính tan cho ra kết quả tương đương với độ dốc 100%.
Mái bằng
Đối với cách tính độ dốc mái bằng, người ta quy ước tỉ lệ đạt chuẩn sẽ nằm trong khoảng 2% cho đến 8%. Sẽ tính theo giá trị của Tan Alpha. Ta sẽ có công thức: tan alpha x 100% = tỉ lệ đạt chuẩn. Ví dụ cụ thể: nếu bạn muốn tỉ lệ chuẩn là 8% thì sẽ tính ra tan alpha x 100% = 8% => alpha = 5.
Mái ngói
Tương tự như cách tính của mái bằng, bạn có thể so sánh kết quả với các góc alpha có sẵn ở trên, các loại ngói thường có tỉ lệ chuẩn giao động từ 35 đến 60 độ. Nếu là mái ngói đổ xi măng thì độ dốc lý tưởng sẽ từ 45 cho đến 75 độ. So sánh với giá trị có sẵn sẽ là 35 cho đến 40%.
Mái tôn
Đối với mái tôn khi muốn lợp thẳng thì độ dốc được sử dụng nhiều nhất là 25% độ. Cách tính được áp dụng như đề cập ở trên: tan alpha x 100% = 25% => độ dốc mái tan alpha = 25% => alpha = 16 độ.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng tỉ lệ từ 15 cho đến 18 độ với loại mái này, bạn có thể dễ dàng tính được như ví dụ này.
Loại ngói lợp tốt nhất hiện nay
Ngói Fuji là dòng ngói màu cao cấp của Công ty Fuji Việt Nam. Đây là công ty ngói màu duy nhất ở Việt Nam liên doanh với Công ty Fuji Slate của Nhật Bản – Công ty ngói màu hàng đầu của đất nước mặt trời mọc. Ngói Fuji có những ưu điểm vượt trội:
- Độ bền cơ học cao, đặc biệt độ dai va đập cao hơn 16 lần, giúp giảm thiểu nứt vỡ khi vận chuyển thi công hoặc dưới các tác động bất lợi của thiên tai, thời tiết.
- Nhẹ hơn 40% giúp tiết kiệm vật liệu kết cấu mái và tăng tuổi thọ công trình.
- Công nghệ sơn ceramic nhiều lớp giúp màu ngói có độ bền trên 30 năm, không bị rêu mốc trong môi trường khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
- Màu sắc đa dạng, tinh tế, đáp ứng với sự lựa chọn của kiến trúc sư và khách hàng.
- Khả năng ngăn nước cao gấp 300 lần, đảm bảo công trình không bị dột thấm ngay cả khi mưa bão.
- Ngói màu cao cấp Fuji đạt được các yêu cầu khắt khe của tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JISA 5402:2002.
- Trên 60% sản lượng ngói Fuji sản xuất tại Việt Nam đã được xuất khẩu sang Nhật Bản và các quốc gia khác. Với công nghệ sản xuất tiên tiến và nguyên vật liệu đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ sức khỏe con người và môi trường của Nhật Bản.
Với kinh nghiệm 12 năm trong ngành ngói lợp, Ngói Fuji là cái tên được lựa chọn hàng đầu của mọi công trình.
XEM THÊM >> Nên lợp ngói xi măng hay ngói đất nung