Tìm Hiểu Về Mái Nhà

Mô Tả Vị Trí Các Bộ Phận Trên Ngói Chèn Chữ
Mái nhà là một bộ phận quan trọng trong kết cấu của ngôi nhà. Nó là bộ phận trên cùng của ngôi nhà. Mái nhà là kết cấu chịu lực đồng thời cũng là kết cấu bao che. Tác dụng chính của mái là che mưa, che nắng chống lại ảnh hưởng của bức xạ mặt trời, đồng thời có tác dụng giữ nhiệt, cách nhiệt, chống thấm. Mái được liên kết với các bộ phận tường cột, dầm, giằng của công trình, tạo nên sự ổn định chung cho toàn công trình. Mái có ảnh hưởng lớn tới mỹ quan công trình.

Các bộ phận của mái nhà

Mái có hai bộ phận chính là kết cấu bao che và kết cấu chịu lực

  • Kết cấu bao che có yêu cầu chính là chống thấm, chống dột, che mưa, chắn nắng và cách nhiệt, giữ nhiệt, cách âm đồng thời với khả năng chống cháy, chống tác hại của các loại khí. Kết cấu bao che gồm có lớp lợp và kết cấu đỡ lớp lợp. Lớp lợp có thể dùng các loại tấm nhỏ như lá, tranh, rạ, ngói, gỗ, đá, thủy tinh, tấm lợp lớn như phibro xi măng, tôn, bê tông cốt thép.
  • Kết cấu chịu lực có yêu cầu đảm bảo chịu lực dưới tác động của tải trọng tĩnh như tải trọng bản thân, tải trọng lớp lợp và kết cấu đỡ tấm lợp, đồng thời đảo bảo chịu lực dưới tác động của tải trọng động như sức gió, mưa và bảo trì. Kết cấu chịu lực bao gồm các hệ dầm, dàn vì kèo, xà gồ với cầu phong, lito hoặc các tấm toàn khối hay lắp ghép, trong các công trình hiện đại còn có thể là kết cấu không gian với mỏ mỏng mặt xếp, kết cấu dây căng hoặc sườn không gian. Kết cấu chịu lực có thể được làm bằng các loại vật liệu gỗ, thép, bê tông cốt thép.
Kết cấu của mái nhà cần đảm bảo sự bền vững dưới ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu bao gồm nắng, mưa, gió. Các thành phần bộ phận của mái nhà cần được cấu tạo bởi các loại vật liệu thích hợp, đồng thời phải thông qua tính toán để có những tiết diện theo yêu cầu chịu lực với kiểu cách ráp nối đúng cách, đảm bảo sự truyền lực và chịu tải, đảm bảo không bị biến dạng đối với gỗ và thép, đảm bảo sự co dãn nhất định đối với thép và bê tông cốt thép do sự thay đổi nhiệt độ và tác động của gió.

>>>>XEM THÊM Vì sao nên lợp ngói Fuji?

Phân loại mái nhà

Theo vật liệu mái

Mái nhà lợp gỗ, mái nhà lợp ngói, mái nhà lợp tấm phibro xi măng, mái nhà lợp tôn với yêu cầu đặc biệt có thể làm bằng bê tông cốt thép.
Theo biện pháp thi công: Mái nhà lắp ghép, mái nhà đổ toàn khối.

Theo cấu tạo

  • Mái dốc: mái nhà có độ dốc lớn như mái nhà lợp gỗ, mái nhà lợp ngói, mái nhà lợp tấm phibro xi măng, mái nhà lợp tôn, với yêu cầu đặc biệt có thể làm bằng bê tông cốt thép toàn khối. Thông thường có độ dốc i = 27-100%.
  • Mái bằng: mái nhà có độ dốc nhỏ được làm bằng bê tông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép. Thông thường có độ dốc i = 5-8%.
Độ dốc của mái nhà: Để thoát nước dễ dàng, mái nhà cần phải có độ dốc nhất định. Độ dốc lớn hay nhỏ phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo mái, hình thức kiến trúc, hình thức kết cấu, khí hậu và phong tục tập quán, cũng như giá thành xây dựng.
Về phương diện kiến trúc thường có yêu cầu độ dốc phù hợp với nội dung và hình thức kiến trúc. Về phương diện kinh tế mái có độ dốc càng nhỏ thì càng giảm được diện tích của mái lợp. Về phương diện thích ứng của khí hậu như nắng, mưa, gió thì mái có độ đốc đảm bảo thoát nước nhanh, chống dột, chống thấm tốt.
Độ dốc của mái nhà được xác định bằng tỷ lệ của chiều cao mái so với chiều rộng của mái, tính bằng %. Độ dốc của mái nhà ký hiệu là i, i=tga=h/l (%), trong đó h là chiều cao của mái nhà, l là chiều rộng của mái nhà.
Cấu tạo mái dốc
Căn cứ vào hình thức mặt bằng và yêu cầu về độ dốc, mái dốc có thể gặp rất nhiều hình thức phong phú như mái một dốc, mái hai dốc, mái bốn dốc và mái bốn dốc kiểu hai trái.
Các kiểu mái nhà
Các kiểu mái nhà
Mái dốc có hai bộ phận chính là sườn mái và phần che lợp. Sườn mái bao gồm tường thu hồi, vì kèo, bán kèo, hệ thống giằng vì kèo và xà gồ. Phần che lợp bao gồm: đối với mái ngói là cầu phong, lito, ngói; đối với mái lợp phibro xi măng là tấm phibro xi măng; đối với mái lợp tôn là tôn.

>>>XEM THÊM 5 Lý Do Nên Chọn Ngói Fuji

Kết cấu chịu lực

Tường thu hồi

Là loại kết cấu đơn giản, kinh tế, lợi dụng tường ngang chịu lực để xây thu hồi làm kết cấu chịu lực. Tường thu hồi được xây theo độ dốc của mái, tường thu hồi đầu biên xây 220, tường thu hồi giữa xây 105. Để tăng cường khả năng chịu lực cho tường thu hồi cần phải bổ trụ, khoảng 2000 nên bổ một trụ và tại vị trí gác xà gồ. Trong tường thu hồi nên để để thép chờ để liên kết với xà gồ. Khoảng cách giữa hai tường thu hồi không quá 4000, nếu lớn hơn nên dùng kết cấu vì kèo.

Vì kèo

Theo yêu cầu cấu tạo mà vì kèo có thể làm bằng gỗ, thép, bê tông cốt thép. Có trường hợp vì kèo được làm bằng gỗ và thép, trong đó theo chịu kéo còn gỗ chịu nén và uốn. Vì kèo thép và bê tông cốt thép phù hợp với nhịp nhà lớn, có yêu cầu chịu lửa và độ bền vững cao.
Theo hình thức có dàn vì kèo tam giác, hình thang, hình đa giác. Khẩu độ của vì kèo có thể đạt từ 6 -10mm đối với vì kèo gỗ, 10-18mm đối với vì kèo thép hỗn hợp, trên 18m đối với thép hoặc bê tông cốt thép. Khi chọn vì kèo phải căn cứ vào chiều dài nhịp, yêu cầu sử của phòng ốc, tải trọng tác dụng lên dầm, các yêu cầu về thẩm mỹ cũng như yêu cầu về chống cháy.
Trong xây dựng dân dựng vì kèo tam giác được dùng phổ biến hơn cả. Vì kèo tam giác bao gồm các thanh kèo, quá giang, thanh chống đứng, thanh chống xiên… được làm gỗ, thép hoặc hỗn hợp thép gỗ.
Yêu cầu thiết kế
Khoảng cách giữa các vì kèo sẽ được chọn từ 3000-6000 tùy thuộc vào vật liệu làm vì kèo và xà gồ là gỗ hay thép.
Tiết diện của các cấu kiện tạo nên vì kèo tùy theo khẩu độ của vì kèo (chiều dài của nhịp). Khi bố trí vì kèo cần chọn khẩu độ ngắn nhất, nếu trường hợp có tường hoặc cột làm gối tựa trung gian thì nên lợi dụng.
Các vì kèo cần phải liên kết ổn định từng cặp một bằng các thanh, hệ giằng chéo. Đồng thời phải cấu tạo liên kết giữa các vì kèo với tường chịu lực hoặc cột chịu lực để tạo thành hệ khung vững chắc. Cấu tạo liên kết giữa các vì kèo với gối đỡ cần phân bố lực đều, tránh lực tác dụng cục bộ, có thể dùng gỗ đệm đầu kèo. Gối đỡ là liên kết di động ở đầu vì kèo tránh nội lực sinh ra do dãn nở của vì kèo.
Khi thiết kế các cầu kiện, cần lưu ý các đường trục nội lực của các thanh phải hội tụ về một điểm nhằm đảm bảo không gãy uốn cho các thanh kèo khi chịu lực và truyền lực tại vị trí này, điểm đó gọi là mắt kèo.
Chính giữa thanh quá giang tại vị trí liên kết với thanh chống đứng cần nâng lên một khoảng f=1/200 l (l là khẩu độ vì kèo) để khi làm việc kèo võng quá giang sẽ phẳng mặt dưới.
Trong trường hợp sử dụng một nửa vì kèo, gọi là bán kèo, cấu tạo giống như vì kèo.
Đối với vì kèo gỗ các cấu kiện chịu kéo được cấu tạo liên kết chốt bằng gỗ cứng, bằng kim loại như bu lông, đinh hoặc mộng ghép, các cấu kiện chịu nén được cấu tạo liên kết mộng đẽo chính diện vuông góc hoặc phân giác, có một răng, hai răng.
Nối thanh kèo và quá giang, dùng nẹp gỗ, nẹp sắt liên kết bằng bu lông. không nên nối các thanh của vì kèo trong cùng một khoang. Mặt tiếp xúc của gối đỡ vì kèo trực tiếp lên tường mà không có giằng phải láng một lớp vữa xi măng dày 30cm. Các đầu kèo gỗ chôn vào tường, các mặt gỗ tiếp xúc với tường phải quét hắc ín chống mục.
Đối với vì kèo thép các cấu kiện được cấu tạo liên kết và nối bàng bu lông, đinh tán hoặc hàn trực tiếp hay gián tiếp với tấm thép trung gian, tùy theo vị trí và sự làm việc của các thanh tại nút liên kết.
Kèo góc
Cấu tạo vì kèo góc như vì kèo thông thường.  Trong trường hợp công trình có mặt bằng phức tạp, mái dốc theo nhiều phía, cần nghiên cứu bố trí vì kèo góc, thanh kèo hay các tường thu hồi sao cho hợp lý nhất, để thoả mãn những hình thức mái phù hợp với yêu cầu thiết kế. Tại các vị trí giao tuyến giữa hai mặt mái dốc có thể bố trí bán kèo hoặc thanh kèo phụ. Vì kèo và thanh kèo góc có thể liên kết với tường hay liên kết với các vì kèo bằng bu lông và các thanh gỗ hoặc bật thép. Ngoài ra cần lưu ý bố trí phân tán các điểm gối tựa của các vì kèo, không để tập trung tại một nút.
Hệ giằng trong mặt phẳng mái
Đây là hệ giằng chủ yếu đảm bảo tính chất biến hình của công trình, bảo đảm sự ổn định của toàn dàn vì kèo cũng như của thanh cánh nén. Tuỳ theo chiều dài của nhà, độ lớn của dàn vì kèo, kết cấu tường đầu hồi mà có thể cấu tạo của hệ giằng mái như sau:
– Trường hợp chiều dài nhà nhỏ hơn 20m và có tường đầu hồi cứng có thể chịu được lực ngang (tường gạch lớn hơn 220) thì có thể dùng ngay xà gồ để làm giằng, với điều kiện xà gồ phải được cấu tạo liên kết chặt vào thanh kèo (thanh cánh thượng) cũng như vào tường hồi.
– Trường hợp tường hồi không đủ cứng để chịu được lực ngang, cũng như khi nhà dài quá (khoảng cách giữa các tường ngang lớn hơn 20m) thì phải tạo ra những khối cứng ở hai đầu nhà và chiều dài nhà, cách nhau không quá 20m để làm điểm tựa cho các xà gồ ổn định các dầm vì kèo khác ở khoảng giữa. Khối cứng gồm hai dàn vì kèo cạnh nhau, thanh kèo được nối nhau bằng các thanh giằng chéo chữ thập, tạo thành một dàn nằm nghiêng. Thanh giằng chéo đóng đinh trực tiếp vào thanh kèo hoặc qua các đai thép mỏng, chỗ giao nhau giữa giằng chéo và xà gồ cũng cần liên kết chặt.
Hệ giằng đứng
Có tác dụng liên kết cho các mặt của thanh quá giang không vênh khỏi mặt dàn vì kèo, đảm bảo dàn vì kèo có vị trí thẳng đứng, đặc biệt khi có gió lớn, nên còn được gọi là giằng gió. Giằng đặt trong mặt phẳng thẳng đứng ở giữa dàn vì kèo nối từng đôi vì kèo với nhau và có thể cách vài ba gian thì bố trí một hệ giằng đứng. Không nên làm kiên tục, vì khi một dàn vì kèo bị phá huỷ thì sẽ gây ra phản ứng dây chuyền.
Khi nhịp của dàn vì kèo lớn hơn 15m thì phải làm hai hoặc ba hệ giằng đứng trong các mặt phẳng thanh chống đứng khác nhau của dàn vì kèo.
Hệ giằng đứng bao gồm hai thanh thép chữ thập và một thanh ngang nối các thanh quá giang, thanh chéo bắt bulông vào thanh đứng của dàn vì kèo hoặc bắt bulông vào xà gồ và thanh quá giang của dàn vì kèo, thanh chéo còn được làm bằng thép tròn, bắt vít vào cánh dàn vì kèo.
7.4.1.6. Xà gồ
Có tiết diện hình chữ nhật, đặt trên và nghiêng theo mặt thanh kèo hoặc tường thu hồi. Có thể gác lên vì kèo hoặc các tường thu hồi. Thường được đặt ở vị trí mắt kèo, khoảng cách giữa các mắt kèo thường từ 1500-2000 và được ổn định bằng con bọ. Tiết diện của xà gồ phụ thuộc vào khoảng cách giữa các vì kèo hay các tường thu hồi. Khoảng cách giữa hai xà gồ thường từ 1000-2000.
Xà gồ thường đặt ở ba vị trí:
– Xà gồ nóc được đặt ở đỉnh kèo, đặt thẳng đứng, giữa hai xà gồ thường dùng liên kết nối chồng (với xà gồ thép) hoặc đấu đầu (đối với xà gồ gỗ).
– Xà gồ giữa được đặt ở mắt kèo, đặt nghiêng theo mặt kèo, giữa hai xà gồ thường dùng liên kết so le hoặc nối chồng.
– Xà gồ biên được đặt ở chân kèo (đầu kèo), đặt thẳng đứng, giữa hai xà gồ thường dùng liên kết nối chồng (xà gồ thép) hoặc đấu đầu (xà gồ gỗ).
7.4.2. Kết cấu bao che
Thường được làm bằng vật liệu tấm nhỏ như ngói, vật liệu tấm trung bình như phibrô ximăng, tấm lớn như tôn.
7.4.2.1. Mái lợp ngói
Sau khi ổn định hệ thống vì kèo, xà gồ người ta gác hệ thống cầu phong, li tô rồi lợp ngói. Độ dốc của mái ngói có thể chọn trong phạm vi 48-70%, thường chọn là 60% (31°).
Cầu phong: là các thanh gỗ có tiết diện hình chữ nhật hoặc hình vuông, đặt vuông góc với xà gồ. Được liên kết với xà gồ bằng đinh. Kích thước tiết diện cầu phong phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai xà gồ. Theo qui định của vì kèo điển hình thì nếu khoảng cách giữa hai xà gồ nhỏ hơn 2000 thì cầu phong có tiết diện 50×50. Khoảng cách giữa hai cầu phong khoảng 500.
Litô: là các thanh gỗ có tiết diện 30´30, được đóng vuông góc với cầu phong để mắc ngói khi lợp, khoảng cách giữa hai litô phụ thuộc vào kích thước viên ngói. Với loại ngói 13 viên/m2 thì khoảng cách giữa hai litô là 350, với loại ngói 22 viên/m2 thì khoảng cách giữa hai litô là 250.
ở đuôi mái, hàng li tô cuối cùng được đóng chồng hai lớp để đảm bảo độ dốc mái được đều và cách hàng litô trên là 180 (với ngói 22 viên/m2) và 280 (với ngói 13 viên/m2).
Ngói: được sản xuất nhiều kiểu, loại và kích cỡ khác nhau bằng đất nung, bằng vữa ximăng. Có các loại như ngói máy, ngói móc, ngói máng âm dương, ngói úp sóng, ngói bò. Nhưng thường được dùng ngói máy có kích thước: loại ngói 22 viên/m2 có kích thước 220´300´30, loại ngói 13 viên/m2 có kích thước 240´400´35 (hình 7.21).
Ngói được buộc vào litô bằng dây thép để chống gió tốc hoặc xô ngói, các lớp ngói phía trên cách một hàng buộc một hàng, ba lớp dưới cùng viên nào cũng buộc vào litô. Ngoài ra còn có các loại ngói bò để lợp ở đỉnh nóc, liên kết bằng vữa ximăng, trường hợp không dùng ngói bò có thể xây bờ nóc bằng gạch (hình 7.22 – 7.23).
7.4.2.2. Mái lợp phibrô ximăng (hình 7.24 – 7.28)
Tấm lợp phibrô ximăng được chế tạo bằng sợi khoáng amiăng và ximăng dưới dạng phẳng, lượn sóng nhỏ hoặc lớn. Có ưu điểm nhẹ, khả năng chống ăn mòn và phòng hoả cao, thi công nhanh và tiết kiệm gỗ. Tuy nhiên khả năng cách nhiệt kém và dễ vỡ. Tấm lợp phibrô ximăng thông dụng có kích thước: loại nhỏ là 800×1200, loại lớn là 1200×1800, có chiều dầy là 3-5. Độ dốc của mái phibrô ximăng có thể chọn trong phạm vi 23-33%, thường chọn là 27% (150).
Tấm phibrô ximăng được lợp phủ lên nhau từ 1,5-2 múi sóng và chồng lên nhau từ 150-200. Có hai giải pháp đặt tấm lợp là đặt so le và đặt thẳng hàng. Trường hợp đặt thẳng hàng thì phải cắt góc từng cặp các tấm đặt chéo nhau để tránh hiện tượng bốn tấm lợp chồng lên nhau tại một chỗ sẽ gây ra khe hở. Hướng lợp sẽ ngược chiều với hướng gió.

Tấm phibrô ximăng được liên kết với xà gồ bằng cách khoan lỗ để đóng đinh hoặc bắt các móc thép có ốc vặn và đệm cao su để chống dột. Lỗ khoan nên rộng hơn một ít và không nên đóng chặt cả hai đầu tấm lợp, để khi nhiệt độ tăng, tấm phibrô ximăng có thể dãn nở tự do, tránh phát sinh các ứng lực làm nứt tấm lợp. Khoảng cách giữa hai xà gồ bằng chiều dài tấm lợp trừ đi đoạn tấm lợp chồng lên nhau. Đầu hồi nếu là tường thu hồi thì tường phải xây vượt khỏi tấm lợp để tránh gió làm tốc mái. Đỉnh mái dùng một loại tấm lợp phibrô ximăng có hình ngói bò để lợp úp nóc, liên kết bằng vữa ximăng.

7.4.2.3. Mái lợp tôn (hình 7.29)
Tấm lợp được chế tạo bằng tôn mạ kẽm, hợp kim nhôm theo hai hình thức tôn phẳng và tôn múi. Mái tôn bền, nhẹ, thích hợp với mái có khẩu độ lớn, thi công đơn giản, tháo lắp dễ dàng. Tuy nhiên khả năng cách nhiệt và cách âm kém, ảnh hưởng nóng lạnh. Độ dốc của mái tôn có thể chọn trong phạm vi 27-33%, thường chọn là 27% (150).
Cách lợp của mái tôn giống như cách lợp mái phibrô ximăng, nhưng tôn có độ dãn nở lớp hơn nên cần nhiều lỗ đục hình bầu dục dọc theo sóng. Dùng móc thép liên kết với xà gồ, đóng đinh hoặc bắt vít trực tiếp vào xà gồ. Các lớp lợp phủ lên nhau 2-3 múi sóng và chồng lên nhau 150-300. Tại vị trí hai tấm chồng lên nhau cần chú ý chống gió lùa và mưa hắt.
7.4.2.4. Mái dốc bêtông cốt thép (hình 7.30)
Là loại mái bêtông cốt thép toàn khối được đổ dốc theo độ dốc của mái, sau đó dán các loại gạch giả ngói lên trên. Có ưu điểm bền, đẹp, khả năng chống thấm, chống nóng cao, không cháy, có thể tạo hình theo yêu cầu mỹ quan của công trình. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm nặng nề, khó sửa chữa, thi công phức tạp và tốn kém.
7.4.3. Cấu tạo trần mái dốc
Trần mái được cấu tạo dưới lớp kết cấu chịu lực của mái nhằm mục đích đảm bảo mỹ quan và vệ sinh, cách âm, cách nhiệt cho các phòng ốc ở tầng trên cùng của nhà. Trần mái dốc có thể thực hiện theo hai cách: trần áp mái và trần treo.
7.4.3.1. Trần áp mái
Là loại trần có mặt nghiêng theo mái, tận dụng một phần không gian dưới mái dốc. Trần áp mái được thực hiện bằng cách đóng lati trực tiếp lên mặt dưới xà gồ để tạo thẩm mỹ cho mặt trần. Để tăng khả năng cách âm, cách nhiệt cho trần, có thể chèn vật liệu cách nhiệt vào khoảng trống dưới mái trên trần. Cấu tạo trần áp mái đơn giản nên giá thành hạ.
7.4.3.2. Trần treo
Là loại trần có tác dụng tạo nên mặt phẳng nằm ngang. Tuỳ theo khoảng cách giữa các vì kèo mà kết cấu trần treo có thể cấu tạo theo hình thức một hệ dầm hay hai hệ dầm.
Trần treo có một hệ dầm khi khoảng cách giữa các vì kèo không quá 4000, dùng dầm trần có kích thước 40-80 ´ 80-120, khoảng cách giữa các dầm là 400-500, được treo trực tiếp vào thanh quá giang bằng sắt vai bò hoặc đặt kê lên hai mặt dầm phụ có kích thước 50´50, 60´60 liên kết bằng bulông.
Trần treo có hai hệ dầm khi khoảng cách giữa các vì kèo lớn hơn 4000, cần bố trí thêm dầm chính cùng phối hợp với các thanh quá giang để treo dầm trần. Khoảng cách giữa các dầm chính có thể chọn từ 1500-3000, tiết diện dầm chính tuỳ thuộc khẩu độ dầm, nhưng không nhỏ hơn 50´100. Nếu khẩu độ dầm chính quá lớn thì cần phải dùng dây treo dầm lên xà gồ, thường ở gần vị trí gối tựa xà gồ hoặc treo vào các thanh chống đứng của vì kèo. Trường hợp xà gồ gác lên tường thu hồi thì hai đầu dầm chính có thể gác vào tường và ở giữa được treo lên xà gồ.
Có ba cách liên kết dầm trần vào thanh quá giang của vì kèo:
– Cách 1: liên kết treo dầm phụ bằng thép tròn hình chữ U để gác dầm trần (hình 7.31).
– Cách 2: dùng hai dầm phụ liên kết trực tiếp vào hai má quá giang để đỡ dầm trần, trường hợp này mặt trần phẳng với mặt quá giang, loại này thi công đơn giản dùng khi vì kèo có khẩu độ nhỏ, biến dạng ít, không làm nứt trần (hình 7.32).
– Cách 3: dùng móc sắt treo trực tiếp dầm trần vào quá giang sau khi treo dầm trần (hình 7.33).
Cấu tạo treo trần mái nhà
Cấu tạo treo trần mái nhà
7.4.3.4. Mặt trần
Lớp mặt trần được cấu tạo dưới hệ dầm trần. Mặt trần có thể được cấu tạo bằng các loại vật liệu như sợi thực vật, sợi khoáng, vôi rơm, ximăng lưới thép, thạch cao, chất dẻo, tôn kim loại hay gỗ. Có nhiều hình thức khác nhau như tấm phẳng, bản panô đặt ngang hoặc dọc, đan ô vuông hoặc ô quả trám.
7.4.4. Tổ chức thoát nước cho mái dốc
Nước mưa từ trên mái dốc có thể thoát theo hai cách:
– Thoát nước tự do khi chiều cao từ diềm mái đến mặt đất không quá 5000. Cần cấu tạo mái đua đưa rộng ra xa để chống ẩm cho tường.
– Thoát nước vào máng nước, sênô đặt dọc theo diềm mái để chảy vào ống thoát nước xuống rãnh thu nước.
7.4.4.1. Cấu tạo ống thoát nước và sênô
ống thoát nước (hình 7.34)
Thoát nước có thể được chế tạo bằng các loại vật liệu như tôn kẽm, gang, ximăng sợi khoáng sành, nhựa tổng hợp, bêtông cốt thép.
Vị trí tiếp giáp giữa ống và máng nước, sênô có bố trí ống nối tiếp. Tại vị trí miệng thu nước của máng nước, sênô ở nơi đặt ống thoát nước cần đặt lưới chắn rác.
Miệng thoát nước ở phía dưới của ống thoát nước nên làm cong để giảm bớt sức xối của dòng nước. Nước mưa từ ống xuống có thể thoát tự do trên mặt hoặc cho thoát vào rãnh thoát nước kín hoặc hở, cần phải làm hố ga để tránh không bị tắc nghẽn rãnh.
Tiết diện của ống có thể là hình vuông hoặc hình tròn. Phụ thuộc vào diện tích mái nhà và lượng mưa hàng năm ở khu vực xây dựng công trình. Sơ bộ có thể chọn tiết diện của ống thoát nước là: 0,1m2 diện tích tiết diện ống thoát nước có khả năng thoát nước cho 1-2,5m2 nước mưa thu được trên mái nhà, thường được chọn kích thước ống là 100 với ống tròn, 150 với ống vuông, khoảng giữa các ống thoát nước thường chọn trong khoảng 15-24m. ống được liên kết vào tường bằng thép trôn sâu vào tường với khoảng cách 1000 có một cái, ống cần đặt cách tường hơn 20.
Kích thước của máng nước, sênô phụ thuộc vào khẩu độ mái và lượng mưa. Tiết diện có thể là hình bán nguyệt, hình chữ U, hình chữ V. Theo kinh nghiệm với khẩu độ mái nhỏ hơn 6m dùng máng nước, sênô rộng 250; với khẩu độ mái từ 6-15m dùng máng nước, sênô rộng 300; với khẩu độ mái lớn hơn 15m dùng máng nước, sênô rộng 450. Máng nước, sênô cần phải đánh dốc đều về miệng thu nước của ống thoát nước, độ dốc thông thường từ 0,1-0,2%. Thành bên ngoài của máng nước, sênô cần phải thấp hơn thành bên trong từ 20-30 để tránh nước tràn vào trong.
Máng nước được làm bằng tôn tôn tráng kẽm, dày 2mm. Được liên kết với cầu phong bằng đinh vít và móc thép đối với mái ngói, bằng đinh ốc và móc thép vào tấm lợp đối với mái phibrô ximăng hay tôn.
Sênô được làm bằng bêtông cốt thép, có thể cấu tạo liền với dầm hoặc giằng, cần chú ý chống lật cho sênô. Khi đổ bêtông sênô xong cần phải chống thấm.
7.4.4.2. Máng xối
Là máng thu nước đặt nghiêng theo độ dốc của mái ở vị trí giao tuyến giữa hai mặt mái dốc, cũng là đường dốc tập trung nước mưa từ các mái chảy đến nên dễ sinh dột, do đó có cấu tạo phức tạp. Máng xối thường được cấu tạo theo hai cách: dùng một cầu phong xối hay dùng hai hoặc ba cầu phong xối.
Dùng một cầu phong xối: lúc này cầu phong có tiết diện lớn hơn các cầu phong thường vì phải mang các cầu phong thường, thường có tiết diện lớn hơn 70×70. Để móc ngói vào litô ở vị trí này, tấm tôn làm máng không bẻ cao làm gờ máng. Vì vậy để chống dột, tấm tôn phải có bề rộng 600-1000.
Dùng hai hoặc ba cầu phong xối: lúc này cầu phong có kích thước bình thường. Mép tôn làm máng có thể bẻ gờ cao ôm vào cầu phong ở hai bên để làm bờ cho thành máng xối.
7.4.5. Vị trí đặc biệt trên mái dốc
7.4.5.1. Khe lún trên mái dốc
Khi lợp mái không chừa khe hở lún mà lợp phủ qua, lúc này chỉ cần xây tường hoặc gác vì kèo một bên khe lún, sau đó gác hệ thống xà gồ bình thường.
7.4.5.2. Tường vượt mái (hình 7.37 – 7.39)
Tường ngoài được xây cao để che mái dọc theo diềm mái hoặc dọc theo tường biên đầu hồi nhà.
Nếu tường xây dọc theo diềm mái, cần tổ chức thoát nước tốt, bằng cách đặt máng nước hay sênô ở bên trong và dọc theo tường, máng nước và sênô làm bằng tôn hay bêtông cốt thép.
Nếu tường xây dọc theo tường biên đầu hồi nhà hoặc trường hợp ống khói xuyên qua mái ngói cần chú ý chống thấm bằng cách làm gờ móc nước, láng vữa ximăng hoặc tôn che.
Mái nhà